Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô
Khu kinh tế Chân mây Lăng Cô thu hút các chủ đầu tư nước ngoài rót vốn tỉ đô đầu tư xây dựng các dự án bất động sản cao cấp là một trong các thành tựu vượt bậc mà tỉnh này đạt được suốt một thập kỷ phát triển.
Mục lục
Theo “Việt sử: Xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, bến Ôn Công, mũi Choumay (Chân Mây) chính là ranh giới giữa Nhật Nam với Lâm Ấp thuộc Vương quốc Champa vào năm 359. Dưới thời nhà Đường, ranh giới Lâm Ấp được điều chỉnh đến tận Hoành Sơn.
Đến năm 1306, phần đất từ bờ Nam sông Thạch Hãn đến bờ Bắc sông Thu Bồn (TP. Đà Nẵng) thuộc về Đại Việt. Lúc bấy giờ, vùng Chân Mây – Lăng Cô nằm trong địa phận châu Lý và sau khi về với Đại Việt, châu Lý được đổi tên thành châu Hóa, lỵ sở đóng tại thành Hóa Châu, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.
Xuyên suốt những năm 40 – 60 của thập niên 90, từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến chế độ Mỹ – Ngụy, Chân Mây – Lăng Cô là địa danh làm rạng danh lịch sử thắng lợi vẻ vang, hào hùng cho các thế hệ cha anh với vô số trận chiến, chiến công vang dội.
Ngoài ra, nơi đây từng được mệnh danh là vùng đất chuyên tập trung nhiều tàu thuyền buôn bán, vận chuyển các sản vật dọc từ Bắc đến Nam cùng các di chỉ văn hóa của Đại Việt, Chăm Pa.
Không hề ngẫu nhiên mà vùng này trở thành tụ điểm thu hút đông đảo các thương nhân đến trao đổi hàng hóa và phát triển liên tục suốt một thập kỷ qua. Trong tương lai, vùng này chắc chắn sẽ luôn tăng trưởng không ngừng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế – dịch vụ tăng trưởng vượt bậc, tạo thặng dư cho xã hội và góp phần đưa địa phương phát triển.
Khu kinh tế Chân Mây được phát triển theo mô hình khu kinh tế tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”
Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có diện tích tự nhiên 27.108ha, trong đó diện tích khai thác phát triển khu kinh tế khoảng 10.000 ha, thuộc thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp xã Lộc Bình, xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc).
Khu kinh tế được phát triển theo mô hình khu kinh tế tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”, bao gồm 3 khu vực với năm chức năng chính: khu vực cảng biển, khu phi thuế quan, khu đô thị, khu công nghiệp – công nghệ cao, khu du lịch biển.
Khu kinh tế Chân Mây tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư ổn định lâu dài cùng cơ chế quản lý thông thoáng, giúp các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Vịnh nước sâu Chân Mây
Vị trí của khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô có nhiều tiềm năng phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là du lịch – dịch vụ, thủy sản, công nghiệp:
Cơ sở hạ tầng:
Dịch vụ – du lịch:
Quy hoạch chung khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Xem thêm quy hoạch chi tiết khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô.
Về định hướng không gian khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, phía Nam khai thác tối đa diện tích đất thuận lợi cho xây dựng đô thị đến sát chân núi Bạch Mã Hải Vân, tăng cường các mối liên kết với thành phố Đà Nẵng; phía Bắc phát triển các khu dân cư dịch vụ đô thị kết hợp du lịch sinh thái gắn liền với cửa biển Tư Hiền và vùng đầm phá Cầu Hai, khu vực mũi Chân Mây Đông kéo dài lên núi Phú Gia và sông Bu Lu dành để phát triển cảng, dịch vụ hậu cảng và công nghiệp sạch; phía Đông khu vực mũi Chân Mây Đông và vùng Lăng Cô – đầm Lập An – đèo Hải Vân khai thác phát triển du lịch sinh thái gắn liền cảnh quan môi trường; phía Tây phát triển các khu dân cư thấp tầng, kết hợp du lịch và dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, về đường bộ, đoạn tuyến quốc lộ 1A qua khu du lịch Lăng Cô được xây dựng chỉnh tuyến về phía tây đầm Lập An. Quốc lộ 1A được xây theo tiêu chuẩn đường cấp I, lộ giới rộng 54m. Đường cao tốc Bắc – Nam đoạn đi qua khu kinh tế có quy mô 4 – 6 làn xe. Xây dựng tuyến đường sắt nhánh nối vào cảng Chân Mây, xây dựng mới nhà ga Chân Mây kết hợp với trung tâm tiếp vận hàng hóa và thương mại dịch vụ đầu mối.
Đến năm 2025, toàn khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô sẽ xây dựng các bến cảng dọc mũi Chân Mây Đông sử dụng chung cảng tổng hợp và cảng khu phi thuế quan, quy mô khoảng 150ha. Giai đoạn sau năm 2025 tiếp tục xây dựng các bến cảng từ đường Cảnh Dương tới mép bờ biển, tách riêng chức năng cảng tổng hợp Chân Mây và cảng khu phi thuế quan.
Các bến cảng dọc mũi Chân Mây Đông khi đi vào hoạt động đáp ứng lưu lượng lớn hàng hóa và tàu thuyền cập bến
Hiện nay, công tác quy hoạch, huy động vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng đã được Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô khẩn trương triển khai. Một số hạng mục đã được đưa vào sử dụng như cầu Bù Lu, tuyến 2 vào thôn Cù Dù, đường Tây cảng Chân Mây, đường trung tâm đô thị Chân Mây, khu tái định cư Lộc Vĩnh,…
Một số tuyến đường thiết yếu phục vụ cho các khu du lịch cũng được đầu tư như đường du lịch Lăng Cô, đường ven biển Cảnh Dương, hệ thống đường ven đầm Lập An, đường ven sông Bù Lu, ven núi Phú Gia. Hệ thống cấp thoát nước, bưu chính viễn thông,…đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án.
Hằng năm, Chính phủ trích một khoản kinh phí riêng để đầu tư cho khu kinh tế (từ 100 – 150 tỉ đồng), mặc dù nguồn vốn không lớn nhưng đã góp phần quan trọng, tạo tiền đề cơ bản để đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đến nay, khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thu hút được 43 dự án đầu tư (còn hiệu lực cấp phép) với tổng vốn 75.743 tỉ đồng; trong đó, có 20 dự án hoàn thành đi vào hoạt động (chiếm tỷ lệ 46,5% tổng số dự án) với tổng vốn đầu tư 46.647 tỉ đồng, 19 dự án đang triển khai (chiếm tỷ lệ 44,2% tổng số dự án) với tổng vốn đầu tư 21.916 tỉ đồng.
Điển hình như những dự án khu du lịch Lăng Cô – đầm Lập An có diện tích xây dựng 126ha, khu du lịch Bãi Cả; chợ Lăng Cô; tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với dự án khu du lịch Laguna Lăng Cô Huế 280 ha, gồm 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, 1.000 căn nhà, khu trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf, cùng nhiều hạng mục khác để phát triển du lịch; tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group) với dự án Hạ tầng KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây có tổng vốn đầu tư 2.654 tỉ đồng; tập đoàn Dầu khí Việt Nam với dự án đầu tư kho xăng dầu và cảng dầu có tổng vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng.
Hiện tại, tỉnh vẫn tiếp tục nâng cấp, từng bước hoàn thiện hạ tầng thu hút dòng vốn các dự án bất động nghỉ dưỡng đầy tiềm năng. Trong số đó, thương hiệu Banyan Tree của chủ đầu tư Singapore đã mang đến thị trường Huế sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp đáp ứng những chủ nhân xứng tầm.
Nhờ chính sách cởi mở với nhiều ưu đãi, khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô đã thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư có năng lực; ví dụ như Tập đoàn Banyan Tree với khu du lịch Laguna Lăng Cô
Một trong số các dự án đạt đúng kỳ vọng đột phá của thị trường đầy tiềm năng này đến từ chủ đầu tư Banyan Tree với khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp Laguna Lăng Cô. Có thể nói, dự án này vừa đáp ứng các tiêu chí nghỉ dưỡng đạt đẳng cấp 5 sao xứng tầm quốc tế dành riêng cho mỗi du khách, vừa đi đúng phương sách tăng trưởng ngành du lịch – dịch vụ của địa phương.
Nằm tại miền Trung xinh đẹp, cận kề với các địa danh giàu truyền thống lịch sử, Laguna Lăng Cô Huế được kỳ vọng trở thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn với các sản phẩm biệt thự, căn hộ đẳng cấp cùng các tiện ích thượng đỉnh phục vụ du khách trong và ngoài nước. Banyan Tree Residences xứng danh là khu biệt thự siêu sang dành riêng cho giới thượng lưu khi sở hữu địa thế “tựa sơn, nghinh thủy” với tầm nhìn bao quát vịnh Lăng Cô đẹp tựa tranh vẽ.
Ngày 14/9 sắp tới, Smartrealtors tự hào là đơn vị phân phối độc quyền dự án phối hợp cùng chủ đầu tư tổ chức sự kiện sitetour Banyan Tree Residences, đưa các chủ nhân tương lai trải nghiệm thực địa khu nghỉ dưỡng phức hợp đẳng cấp Laguna Lăng Cô và “mục sở thị” nét đẹp hùng vĩ của khối biệt thự giữa đất trời Huế.
Là chủ nhân biệt thự, mỗi khách hàng được tham gia vào Sanctuary Club dành riêng cho chủ sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng thuộc Tập đoàn Banyan Tree trên thế giới; thụ hưởng 60 ngày nghỉ dưỡng trong năm, trong đó 30 ngày được đưa vào chương trình trao đổi kỳ nghỉ trong 16 khu nghỉ dưỡng cao cấp tại 5 khu resort trên toàn thế giới.
Trong tương lai, các tổ chức đầu ngành luôn đặt niềm tin vào khu kinh tế Chân Mây tiếp tục tăng trưởng cả về quy mô lẫn doanh thu, duy trì vị thế thành phố di sản du lịch Huế mãi ngự trị trong lòng du khách trong lẫn ngoài nước.
Thông tin thêm về biệt thự biển Banyan Tree Residences – Laguna Lăng Cô
Liên hệ đơn vị phân phối độc quyền SmartRealtors & Partners
Hotline: 0909 80 3939